Làn da cháy nắng đen sạm và bí quyết giải cứu đơn giản

0
15
Đánh giá post

Các cô gái nhà Thuyên ơi, không biết có nàng nào cũng gặp tình trạng làn da cháy nắng đen sạm sau khi phơi nắng quá đà như mình không?

Cứ mỗi lần du lịch tắm biển vài tiếng là mình đã thấy da đỏ ửng, rát khinh khủng. Hay sau chuyến du lịch về, da mình sạm hẳn đi và phải mất cả vài tháng mới hồi phục, mà mình không chỉ nói da mặt không đâu nha, phần nào tiếp xúc với nắng là y như rằng phần đó “dính đòn” liền.

Mặc dù, mình đã che chắn kha khá đó, nhưng chỉ cần lơ là chống nắng hoặc bôi sai cách thì da vẫn cháy nắng như thường thôi. Nói thiệt là nhiều lúc mình nản ghê gớm vì nghĩ mình đã rất cẩn thận rồi mà nắng vẫn không “tha”…

Dưới góc nhìn khoa học, việc da đau rát, đỏ ửng, thậm chí sưng hoặc phồng rộp sau khi phơi nắng là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng viêm cấp tính do tia UV gây ra. Lúc đó, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, da mất nước nghiêm trọng, nhạy cảm vô cùng. Hậu quả sau khi “tắm nắng” là da thâm, sạm, xuống tone không phanh mà khó “nhả nắng” lắm.

Nên là, nếu hè này bạn có dự định phơi nắng một tí thì bạn có thể tham khảo 3 tips nhỏ này của Thuyên nè, đảm bảo tha hồ đi biển mà không lo chữa cháy khi về nhà nữa nhé.

3 bí quyết đơn giản để giải cứu làn da cháy nắng thâm sạm

Bí quyết giải cứu cho làn da cháy nắng đen sạm

Ưu tiên kem chống nắng có khả năng chống nước cao khi đi biển hay phải tham gia các hoạt động ngoài trời dễ ra mồ hôi. Kem chống nắng chống nước sẽ bám lâu hơn trên da, giúp duy trì hiệu quả trong môi trường ẩm ướt, nắng gắt.

Re-apply kem chống nắng đúng cách, đủ lượng để duy trì hiệu quả. Kem chống nắng chỉ hoạt động hiệu quả trong vài giờ, sau đó lớp bảo vệ sẽ yếu dần đi. Mình biết là vui chơi mà phải áp lực quy tắc thì mệt lắm, nhưng mà nói chung sau vài tiếng mà vẫn muốn tiếp tục tắm nắng thì chịu khó bôi thêm KCN lên cho chắc đi cả nhà mình ơi.

Làm sạch nhẹ nhàng da trước khi bôi lên nếu như da có trang điểm hoặc bụi bẩn nhiều. Cả nhà cũng có thể thủ theo một chai kem chống nắng dạng xịt để tiện hơn cho việc re-apply củng cố màng bảo vệ da nhé.

Da mà có cháy nắng rồi thì việc cần làm lúc này không phải là tẩy tế bào chết hay dưỡng trắng vội đâu nha. Thay vào đó, hãy tập trung “chữa” cháy bằng các sản phẩm làm dịu tức thì và phục hồi da càng sớm càng tốt.

Ưu tiên các sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh, không gây bí da như dạng gel hoặc lotion. Một số thành phần lành tính, hiệu quả trong việc làm dịu da có thể kể đến như nha đam hay chiết xuất đậu nành.

Ngoài việc làm dịu da từ bên ngoài, bổ sung nước từ bên trong cũng quan trọng không kém. Khi da bị cháy nắng, tình trạng mất nước xảy ra không chỉ trên bề mặt mà còn ở tầng sâu của da. Vì vậy, hãy bổ sung đủ nước để hỗ trợ quá trình phục hồi và giữ da không bị khô tróc thêm.

Đặc biệt lưu ý:

Nếu da nàng xuất hiện những vết phồng rộp, tuyệt đối không nên chọc vỡ! Phần da căng lên đó thực chất chính là một lớp hàng rào tự nhiên, giúp bảo vệ vùng tổn thương khỏi vi khuẩn xâm nhập. Tự ý làm vỡ có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo hoặc khiến da lâu lành hơn đó nhen.

Nói chung là hè thì tụi mình cứ vi vu thôi, nhưng cũng đừng lơ là việc bảo vệ da nhé!

Để tìm hiểu kỹ hơn về chống nắng khi đi biển, các nàng xem clip hướng dẫn chi tiết của mình ở đây nha Skincare đi biển không phải lo da xấu nhờ top 3 Bảo Bối “Cứu Tinh” Của Mình!

Bài viết trướcRoutine skincare cho Làn da dầu mụn với ba trợ thủ đắc lực
Bài viết tiếp theoTại sao tiêm BAP không cải thiện được tình trạng da chảy xệ?